Gia Định Báo:
MỘT BƯỚC PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ
VÀ NGHỀ LÀM BÁO TRONG THỜI KỲ ĐẦU THUỘC PHÁP
Lê Vinh Bổn
Ngày 16-19-1869, Thống Soái Nam Kỳ là G.Ohier ban hành nghị định số 298 ủy thác cho ông Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ Gia Định Báo. Trước kia từ năm 1865- 1869 do ông Enes Pot reau trông coi. Nhờ đó, chúng ta có thể so sánh tờ Gia Định Báo 1865-1869 và 1869-1897 từ hình thức tới nội dung.
Với nghị định này, một số báo ấn hành trong năm 1870 phần cuối trang 4 có ghi: “P. Trương Vĩnh Ký, Gia Định Báo chánh tổng tài”. Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paules Của, Chánh tổng tài là một chức quan lớn của trương việc như làm lịch, làm sách. Dictionnaire. Vietnamese- France của Genibrel dịch: Chánh tổng tài là Re’ lacteur en chef. Theo Đào Duy Anh: Re’ lacteur en chef là chủ bút.
Nghị Định ký ngày 16-9-1869 nhưng vì không có các số báo ba tháng cuối năm 1869 nên chúng ta không rõ ông Trương Vĩnh Ký nhậm chức vào ngày nào. Tuy nhiên dựa vào tập báo 1870 thì báo ra đều đặn vào ngày 1-8-16-24 mỗi tháng. Nhờ đó, ta có thể suy luận số báo do ông Trương làm chủ bút, phát hành ngày 24-09-1869.
Theo như nghị định đã ghi: Gia Định báo gồm hai phần, phần công vụ dành để đăng các nghị định, thông tư, lời rao, biên bản các phiên tòa xử của nhà cầm quyền thực dân và phần thứ hai là phần tạp vụ.
Chính phần thứ hai này mới đáng cho chúng ta nghiên cứu được giá trị của tờ báo trong tiến trình phát triển chữ Quốc ngữ. Phần này trở nên phong phú với tài điều khiển của ông Trương Vĩnh Ký.
Trong thời kỳ 1865-1869, Gia Định báo đúng là một tờ báo hoàn toàn thuộc loại công báo, tức chỉ có phần công vụ. Nói cách khác, nó là ấn bản quốc ngữ của tờ: Courrier.de Saigon- Tờ công báo của Soái phủ Nam Kỳ ấn hành từ năm 1864 hiện còn lưu trữ tại thư viện TP. Hồ Chí Minh.
Đem so sánh nội dung “ Gia Định báo” 1865-1869 với tờ Courrier.de Saigon, chúng ta thấy không có gì khác biệt, chỉ khác về chữ viết và khổ báo. Chủ trương của hai tờ báo là phổ biến các công văn của chính quyền thuộc địa, một đằng cho Pháp kiều, một đằng cho dân bản xứ. Nhờ đó ta có thể suy luận thêm vì tờ Gia Định báo là ấn bản quốc ngữ của tờ Courrier.de Saigon, việc điều hành của hai tờ đều thuộc Soái phủ Nam Kỳ. Cho nên nhà cầm quyền thời ấy chỉ cần cấp một giấy phép cho tờ Gia Định báo mà không phải cần một nghị định. Giấy phép không mang tính hệ trọng như nghị định nên giấy phép của tờ Gia Định báo không đăng vào tờ công báo tiếng Pháp. Trái lại Nghị Định ủy thác ông Trương Vĩnh Ký làm chủ bút có đăng trong Courrier.de Saigon.
Ngoài ra, trong số 7 Courrier.de Saigon ra ngày 05-04-1865 có đăng tin quan trọng báo hiệu sự ra đời của tờ Gia Định báo:
“Trong tháng này sẽ ra số thứ nhất một tờ báo bằng tiếng An Nam thông thường. Dưới một hình thức thu hẹp, ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hằng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc sẽ được đọc…”
Đến năm 1869, tờ Gia Định báo mới được độc lập phần nào khi giao lập cho ông Trương Vĩnh Ký. Do đó, phủ Soái Nam Kỳ mới ký nghị định ngoài mục đích để thanh toán bổng cấp cho chủ bút của Gia Định báo, mà còn nói lên ẩn ý chính trị là một người có tài như ông Trương phải được sự sủng ái của nhà nước bảo hộ!
Với chủ bút Trương Vĩnh Ký, phần tạp vụ gồm tin tức các tỉnh, các bài sử ký, địa lý, các mẫu chuyện vui, các câu chuyện đời xưa. Chính phần tạp vụ này làm tăng giá trị tờ báo và đánh dấu sự chuyển mình của một tờ báo được khai sinh từ chủ đích chính trị thâm độc của chế độ thuộc địa.
Nhằm kêu gọi các thầy thông, thầy ký, giáo tập góp sức làm phong phú tờ báo bằng cách năng gởi bài và tin tức về. Trong số 6 Gia Định báo ra ngày 24-02-1870 phần tạp vụ có lời rao sau:
“Từ nay sắp tới ta trông cậy sẽ có nhiều chuyện cho người ta coi: Vì có tờ chạy về cho các thầy giáo quốc ngữ và các thầy thông ngôn các nơi trong cả 6 tỉnh, mỗi tuần hay nửa tháng thì chạy tờ mà học lại những chuyện các nơi các tỉnh để làm vô Gia Định báo cho thiên hạ hay.
Những chuyện làm hay, nói xuôi đều có ý chỉ nhằm cách nhằm thức thì ta chỉ để tên người làm kí(1), còn những cái nào khác hoặc nói không được xuôi lời hay là nói lăp đi lặp lai hay khó nghe thì sẽ doản(2) lại cho dễ nghe. Lại cũng có khi nhiều chuyện quá, nếu để y theo tờ các thầy về thì kẻ đọc nhựt trình không coi xiết mà lại sinh nhàm lời thì ta sẽ gọp lại làm một chuyện dài nối đuôi cho dễ coi.
Đến khi mỗi tỉnh đều có tờ về, làm vậy thì sẽ phân riêng ra từng tỉnh mà kể chuyện cho rõ, dễ coi dễ kiếm. Xin các thầy chớ quên đề ngày, đề chỗ cho hẳn hoi. Phép làm chuyện phải kể, tại chỗ nào? Ngày nào? Tháng nào? Nhơn cớ làm sao? Ban đầu làm sao? Khúc giữa thế nào? Sau kết ra việc gì? Lợi hay hại? may hay rủi?…
Như thầy nào có ý gửi đem vô nhựt trình mà để tên mình ký lấy thì xin nói trong tờ chạy về cho rõ: Vì chuyện nào có người ký tên vô thì là của người ấy, sau này có điều hay dở, người ta bắt lý hay là sinh điều cãi lẫy, kiện cáo, đều phải chịu lấy.
Nói rằng có chuyện chẳng được xuôi lời nói cho mấy, hay lặp đi lặp lại, chẳng phải có ý chê các thầy không biết nói cho hay cho rõ, song vốn là bởi có nhiều khi hoặc viết lật đật, hoặc chẳng có thì giờ coi đi, coi lại mà sửa, nên trong cả chuyện có tiếng bất ý khó nghe, cái trước đề ra sau, còn cái sau đem ra trước, hóa ra chẳng có mấy mà thôi” (chép nguyên văn)
Với Gia Định báo là báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Bài báo trên đây là bài dạy làm báo đầu tiên ở nước ta, nó đặt nền tảng cho cách lấy tin, viết phóng sự. Nói chung là tạo dựng một tờ báo với đầy đủ một sắc thái, nếp sinh hoạt của người dân. Phần tạp vụ đã giúp cho tờ Gia Định báo bước thêm một bước nữa trong tiến trình phát triển chữ quốc ngữ và cải tiến nghề làm báo ở nước ta trong giai đoạn đầu Nam Kỳ thuộc Pháp./.
Trích “Người làm báo” của Hội Nhà Báo Việt Nam tiỉnh Quảng Ngãi số Xuân Giáp Thân- 2004
…………………………..***…………………………….
*Chú thích:
1. Kí với i ngắn trong khi tên ông Trương Vĩnh Ký với y dài.
2. Biên tập lại, sửa lại